Thiếu niềm tin hay đầu cơ là tác nhân cho sự bùng nổ của đầu tư tiền mã hóa

2 minute read

Sự gia tăng không ngừng của Bitcoin, Ether và các loại tiền mã hóa khác cho thấy động lực lớn của nhà đầu tư cũng như mức độ phức tạp của chúng. Một trong những chủ đích của việc tạo ra tiền kỹ thuật số là thay thế tiền pháp định và ngân hàng thương mại bằng một hình thức trao đổi mới có khả năng chống lại sự phá giá và kiểm duyệt của chính phủ và các định chế tài chính. Theo như Nakamoto (2008) lập luận, “Cần phải có một hệ thống thanh toán mã hóa dựa trên mật tính thay cho niềm tin cho phép hai bên đối tác bất kỳ sẵn sàng giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần đơn vị bảo chứng”

image-center

Trong một bài báo của Auer và Tercero-Lucas (2021), các tác giả xem xét giả thuyết rằng tiền mã hóa được chọn là nơi trú ẩn khi các đồng tiền pháp định hoặc định chế tài chính mất tín nhiệm. Để xác minh giả thuyết trên, họ sử dụng tập dữ liệu cấp vi mô Khảo sát lựa chọn thanh toán của người tiêu dùng (SCPC) do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta cung cấp từ năm 2009. Các bảng khảo sát đều chứa thông tin về hành vi thanh toán của người tiêu dùng Hoa Kỳ liên quan đến việc sử dụng tiền mặt và thanh toán điện tử, cũng như số lượng giao dịch được thực hiện bằng các phương tiện thanh toán.

Để xác định tác nhân cho sự bùng nổ của tiền mã hóa, các tác giả sử dụng mô hình probit. Trong đó, biến phụ thuộc có giá trị 1 khi cá nhân bất kỳ biết hoặc sở hữu ít nhất 1 loại tiền mã hóa và giá trị bằng 0 đối với trường hợp ngược lại. Các biến độc lập gồm có mức độ số hóa tài chính của cá nhân, an ninh và tính thuận tiện của giao dịch, và các biến kiểm soát về kinh tế xã hội như giới tính, độ tuổi, giáo dục, thu nhập, và tình trạng hôn nhân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Không có sự khác biệt về mức độ lo ngại với tính bảo chứng của các tùy chọn thanh toán chính thống giữa hai nhóm các nhà đầu tư và không đầu tư. Vì vậy, điều này bác bỏ giả thuyết rằng tiền mã hóa được mua nhằm thay thế cho tiền pháp định hoặc các định chế tài chính tại Hoa Kỳ.
  • Người có trình độ học vấn cao hơn và có nhiều kiến thức hơn về tiền mã hóa sẽ có nhiều khả năng sở hữu chúng.
  • Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy tiền mã hóa vẫn là thị trường ngách được thống trị bởi các nhà đầu tư nam trẻ tuổi. Theo ước lượng, nam giới có khả năng sở hữu ít nhất một loại tiền mã hóa cao hơn, tương đương với 2–2,2 phần trăm.

image-center

Kết quả còn cho thấy có sự xuất hiện khoảng cách giới trong việc sở hữu tiền mã hóa trong khi khoảng cách kiến thức về tiền mã hóa giữa hai giới lại giảm theo thời gian.

  • Bài viết dựa trên nghiên cứu: Auer, R., & Tercero-Lucas, D. (2021). Distrust or speculation? The socioeconomic drivers of US cryptocurrency investments.

Comments